Cách gõ tiếng Việt có dấu kiểu VNI và Telex
Ngày nay, việc sử dụng bàn phím đã không còn xa lạ với chúng ta. Bàn phím qwerty vốn dùng cho gõ tiếng Anh và điều này làm khó khăn cho những người dùng tiếng Việt. Tuy vậy, các kiểu gõ cho tiếng Việt đã ra đời và ngày càng càng phổ biến. Có hai kiểu gõ chính đó là Telex và VNI. Hãy cùng tìm hiểu cách gõ của hai kiểu gõ tiếng Việt này nhé!
Gõ tiếng Việt có dấu là gì?
Như đã nói ở trên, bàn phím ban đầu chỉ dành cho gõ tiếng Anh. Nhưng với sự hội nhập, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hơn vào thời đại công nghệ thông tin. Từ nhu cầu đó, những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt cũng dần ra đời. WinVNKey là một trong những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt đầu tiên. Sau đó là sự xuất hiện của Vietkey. Tuy nhiên Unikey mới là phần mềm phổ biến nhất hiện nay.
Unikey là một phần mềm miễn phí và có khá nhiều loại cho bạn lựa chọn. Để có thể gõ tiếng Việt trên máy tính của mình, bạn chỉ việc tải về và cài đặt nó. Có các phiên bản 32 hoặc 64 bit, phù hợp cho Windows hay trên Linux.
Giới thiệu về cách gõ VNI và Telex
Cách gõ telex
Telex là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu của tín hiệu điện tín
Cách gõ telex thực ra đã có từ rất lâu. Nó xuất hiện từ năm 1920 với sự sáng tạo của Nguyễn Văn Vĩnh để phục vụ cho việc gõ tiếng Việt trên máy điện tín (telex). Ban đầu, nó là cách để đọc tiếng Việt trên bức điện tín chỉ chứa chữ Latin. Ngày nay, nó được đưa vào máy tính phổ biến nhất là qua bảng mã Unikey.
Cách gõ VNI
VNI là quy ước nhập tiếng Việt từ bàn phím theo kiểu nhập số sau chữ cái. Cách gõ VNI thường đi kèm với bảng mã VNI và bộ chữ VNI. Nó được kỹ sư Hồ Thành Việt sáng tạo năm 1987. Ngày nay, nó cũng tích hợp trong phần mềm Unikey.
Cách gõ tiếng Việt có dấu kiểu VNI và Telex
Gõ kiểu Telex
Gõ kiểu telex sẽ quy định các chữ có dấu hay đặc biệt bằng cách nhấn hai lần hoặc thêm chữ W. Nó cũng thêm các chữ cái f, r, x, s, j để thể hiện dấu thanh. Cơ chế này giúp người gõ không phải nhầm lẫn chính tả.
Mặc dù khá phức tạp để hiểu nhưng kiểu gõ này lại khá đơn giản khi gõ. Hãy xem quy tắc bảng gõ telex sau:
Ví dụ: thủ thuật máy tính = thur thuaajt masy tisnh
Gõ kiểu telex mặc dù đã xuất hiện lâu đời những nó có rất nhiều ưu điểm. Nó vô cùng dễ nhớ, dễ dùng và cũng dễ học. Hơn nữa, độ phổ biến cho phép nó xuất hiện ở trên nhiều nền tảng, nhiều phần mềm. Do vậy, hầu như ngày nay, cứ dùng thiết bị công nghệ thì mặc định phải biết gõ telex.
Nó cũng có vài nhược điểm. Khi sử dụng song ngữ, bạn sẽ rất mệt mỏi khi phải chỉnh lại liên tục. Những từ tiếng Anh được viết theo kiểu telex đôi khi sẽ nhảy thêm dấu. Hạn chế nữa là khi chơi game trên máy tính, bạn cũng phải tắt kiểu gõ này. Bởi các nút W, s (trong 4 nút chơi game phổ biến asdw) sẽ bị giật khi bạn chơi.
Gõ kiểu VNI
Nếu bạn sử dụng kiểu gõ VNI, nó sẽ chủ yếu dùng các con số để gõ các chữ đặc biệt hay thanh điệu. Bạn có thể tham khảo quy ước gõ VNI ở bảng sau:
Ví dụ: Thủ thuật máy tính = Thu3 thua65t ma1y ti1nh
Kiểu gõ VNI gần đây đã ít phổ biến hơn bởi khá khó nhớ và khó học. Nó được sử dụng chủ yếu ở miền Nam. Kiểu gõ này thích hợp cho những người có ngón tay dài (vì phải thường xuyên sử dụng hàng số phía trên) hoặc chơi game (không ảnh hưởng tới các phím chơi game).
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu về cách gõ VNI, Telex cũng như quá trình ra đời của chúng. Cho dù gõ theo kiểu gì, bạn cũng nên nắm bắt tốt các quy tắc để tăng độ thuần thục của mình. Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên sử dụng kiểu telex để có thể thuận lợi trong nhiều trường hợp hơn.
Originally posted 2020-04-08 12:03:40.
Source: AP